Chung cư cao tầng là những nơi có mật độ dân cư dày, nhưng lại không có nhiều cửa đi, không có nhiều lối thoát hiểm. Bởi vậy, khi các chung cư gặp sự cố, đặc biệt là gặp hoả hoạn thì rất khó để tìm lối thoát. Ngay bây giờ, hãy cùng theo dõi bài viết để bỏ túi cho kỹ năng hữu ích: “Cách thoát khỏi đám cháy chung cư” ngay nhé!
1. Cố gắng dập lửa bằng mọi cách
Nếu bạn nhìn thấy đám cháy hoặc thấy chúng phát ra từ chính căn hộ của bạn, hãy bình tĩnh dập lửa nhanh nhất có thể. Thường thì mọi chung cư đều có trang bị bình cứu hoả, bạn cần chạy đến lấy ngay bình cứu hỏa phun trực tiếp vào đám cháy.
Trong quá trình dập lửa, cần cẩn thận, không để lửa bén vào người. Nếu không may người bạn bị bén lửa thì cần nhanh chóng tìm đến nguồn nước gần nhất để dập lửa. Hai tay úp vào mặt, lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt hết. Nếu có thể, nên tìm một cái chăn làm ướt đẫm, choàng lên người rồi tìm đường thoát.
Nếu đám cháy quá lớn khiến bạn không thể dập lửa, nhanh chóng tìm các lối thoát hiểm và cùng hét lên hoặc bấm chuông báo hỏa cho mọi người cùng biết. Ngay sau đó, bạn cần gọi ngay cho tổng đài cứu hoả 114 để được trợ giúp.
=> Xem thêm: Các cách tẩy rửa bồn cầu sạch trong nháy mắt
2. Luôn giữ vị trí thấp nhất có thể
Trong quá trình thoát khỏi đám cháy, bạn nên giữ vị trí của mình thấp nhất có thể, tốt nhất là đi cúi người xuống. Bởi, trong các đám cháy, thứ nguy hiểm nhất đôi khi không phải là lửa mà là khói và khí độc làm chúng ta bị ngạt thở. Các loại khí độc và khói thường bay lên ở vị trí cao, do đó, bạn cần giữ người ở vị trí thấp, nếu có thể, khi đi ra cửa thoát hiểm, hãy bò ra.
3. Cố gắng xác định vị trí các đám cháy và tìm đường thoát
Khi đám cháy không phát ra từ căn hộ của mình, bạn cần bình tĩnh cố xác định đám cháy theo luồng khói và ngọn lửa xem nơi tập chung đám cháy là ở đâu. Khi đám cháy bắt nguồn từ trên cao hoặc cùng tầng của bạn, nên chuyển và chạy ngay xuống các tầng dưới bằng cửa thoát hiểm.
Nếu thấy khói xuất phát từ tầng dưới, bạn không nên tìm đường chạy xuống dưới nữa vì rất có thể bạn sẽ bị lửa chặn lại hoặc gục ngã vì khói và khí độc trước khi thoát ra. Hãy chạy lên tầng thượng, tìm nơi thoáng gió và đợi lính cứu hoả dùng thang hoặc trực thăng đến giải cứu.
4. Tuyệt đối không đi thang máy khi có đám cháy
Một lưu ý quan trọng bạn không được quên đó là tuyệt đối không đi thang máy khi có hoả hoạn trong khu chung cư. Bởi, khi xảy ra đám cháy, rất có thể điện sẽ bị chập, hỏng, điều này sẽ khiến bạn bị kẹt ở trong thang máy, chết ngạt vì khói. Ngoài ra, khi nhiệt độ bên ngoài quá cao, thang máy sẽ rất nóng, nhanh chóng trở thành một nồi nướng.
5. Chú ý khi thoát hiểm
– Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài luôn là sự lựa chọn đầu tiên nếu có thể, trong trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm, bạn có thể tìm đến cửa sổ hoặc cửa trên tầng cao, thoáng gió. Những nơi này cần đảm bảo có thể được nhìn thấy bởi lính cứu hoả và những người bên dưới.
– Bỏ lại tất cả tài sản nếu không mang theo được, lo lắng cho thú cưng hay tài sản là thừa thãi. Phải nhớ rằng, tính mạng con người là quan trọng nhất, mọi thứ khác có thể kiếm lại sau.
– Nếu phát hiện có người, hãy cố gắng đi cùng nhau nếu có thể, mọi người sẽ giúp đỡ nhau cùng vượt qua đám cháy.
– Khi chạy được qua các cửa, cố gắng đóng cửa đã đi qua lại để ngăn đám cháy lan nhanh hơn. Tuyệt đối không khoá, chốt cửa vì rất có thể còn có người phía sau đang tìm đường thoát nữa.
6. Kiểm tra sự an toàn của các lối thoát hiểm
Khi xác định được các cửa thoát hiểm và tìm đường ra, bạn cũng cần chú ý đến sự an toàn của các lối thoát này:
– Hãy đặt mu bàn tay lên tay nắm cửa hoặc cánh cửa trước để kiểm tra trước khi mở. Nếu thấy nóng, ấm và có khói thoát ra thì tuyệt đối không mở cửa vì rất có thể đám cháy đang ở sau cánh cửa đó.
– Tuyệt đối không thử bằng lòng bàn tay thử, vì rất có thể bạn sẽ bị bỏng, gây khó khăn cho việc di chuyển thoát khỏi đám cháy khi bò. Dùng mu bàn tay sẽ khó gây bỏng và cũng không cản trở bạn khi bò ra ngoài.
– Nếu thấy tay nắm cửa mát, quan sát không có khói phát ra, thì bạn mới từ từ mở cửa. Khi mở cửa, nếu nhìn thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng, hãy nhanh chóng đóng ngay cửa lại, đảm bảo đóng chắc để lửa không lan vào.
7. Nếu không tìm được lối nào ra thì làm gì?
Trong trường hợp đám cháy lan hết xuống các lối thoát hiểm, bạn không thể tìm được lối ra, hãy làm theo những cách sau:
– Tìm cửa sổ thoáng nhất, cổ gắng ném chăn, gối, những thử mềm qua cửa sổ, những thứ đồ này sẽ làm giá đỡ cho bạn. Nếu trong tình huống nguy cấp, nhảy qua cửa sổ là cần thiết.
– Hạ thấp người bạn nhất có thể khi nhảy xuống, nên dùng bàn tay nắm lấy bậc cửa sổ rồi nhảy xuống
– Nếu không thể mở cửa sổ hãy dùng thứ gì đó đập cửa, nên đập ở những góc cửa thì sẽ dễ vỡ hơn.
Nếu không thể đập cửa sổ và nhảy ra ngoài, hãy tập hợp mọi người lại và làm theo những cách sau:
– Đóng cửa ngoài lại, dùng băng dính và quần áo, chăn, màn tẩm nước bịt vào các khe hở để ngăn khói vào trong phòng.
– Nên chọn phòng có cửa sổ thoáng, mở cửa sổ và tìm người ở dưới lên giúp, hoặc hướng đầu ra phía cửa sổ để hít thở không khí.
– Tìm một miếng vải ướt đặt lên trước miệng và mũi để hạn chế tối đa việc hít phải khói và khí độc vào cơ thể.
– Tuyệt đối đừng nấp phía dưới gầm giường hay trong tủ, vì sẽ gây khó khăn cho lính cứu hoả tìm ra bạn.
8. Khi đã ra khỏi đám cháy: Không quay lại
Khi đã an toàn thoát ra khỏi đám cháy, dù có thế nào bạn cũng không được xông vào đám cháy nữa. Có thể bạn còn người thân trong đám cháy, nhưng việc này có lính cứu hoả có chuyên môn hơn.
Nếu bạn xông vào đám cháy lần nữa, rất có thể bạn không thoát ra được, làm những nỗ lực trước trở nên vô ích. Còn nữa, bạn sẽ làm lính cứu hoả mất thêm thời gian để cứu người, tìm bạn và còn đặt bản thân vào tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Hiện nay, những đám cháy trong chung cư và các khu nhà cao tầng ngày càng lớn và nguy hiểm, không ai mong muốn điều này xảy ra, nhưng bạn nên có những kỹ năng cần thiết và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho mình.
Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn biết những cách thoát khỏi đám cháy chung cư nhanh nhất có thể!
Nguồn: Thiết bị vệ sinh Bravat
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828